Từ ngày 5/1/2020, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chính thức có hiệu lực. Theo đó, 5 mức phạt mới sẽ được áp dụng cho các vi phạm đất đai dưới đây:
Lấn, chiếm đất đai có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng
So với quy định hiện hành, mức phạt mới này không chỉ tăng kỷ lục mà còn nêu chi tiết các trường hợp, mức độ lấn chiếm đất đai với khung xử phạt hành chính tương ứng.
Theo đó, tại khu vực nông thôn:
Loại đất |
Diện tích lấn chiếm |
Mức phạt |
|
Từ 01 héc ta trở lên |
70 triệu đồng |
|
Từ 0,5 đến dưới 1 héc ta |
15-30 triệu đồng |
Đất chưa sử dụng |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
5-15 triệu đồng |
|
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
3-5 triệu đồng |
|
Dưới 0,05 héc ta |
2-3 triệu đồng |
Đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
Từ 01 héc ta trở lên |
120 triệu đồng |
Đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
Từ 01 héc ta trở lên |
150 triệu đồng |
Tại khu vực đô thị:
Hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thì phải chịu mức xử phạt cao gấp 2 lần mức xử phạt với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng với cá nhân và không quá 01 tỷ đồng với tổ chức có hành vi vi phạm.
Hành vi lấn, chiếm đất đai có thể bị xử phạt tới 1 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Tăng gấp 10 lần mức phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác
Theo đó, chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) sẽ bị xử phạt từ 2-50 triệu đồng tủy thuộc vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép.
Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sẽ bị phạt tiền từ 3-70 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép.
Đặc biệt, phạt tiền đến 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với tổ chức nếu tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở. Ngoài bị xử phạt hành chính, cá nhân hoặc tổ chức đó phải có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Mua bán đất không có sổ đỏ bị phạt đến 20 triệu đồng
Theo khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định 91/2019, trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định bị phạt tiền như sau:
- Thời gian không sang tên sổ đỏ trong 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng ở nông thôn, gấp 2 lần nếu ở thành thị.
- Thời gian không sang tên sổ đỏ quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng, ấp 2 lần nếu ở thành thị.
Tất cả những mức phạt trên sẽ gấp đôi nếu đối tượng vi phạm là tổ chức thay vì cá nhân. Mức phạt tối đa có thể lên đến 20 triệu đối với tổ chức mua bán đất đai không có sổ đỏ ở đô thị.
Mua bán đất không có sổ đỏ có thể bị phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng. Ảnh minh họa
Không sang tên sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng
Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì phải đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra biến động (thường là ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho có hiệu lực). Việc không sang tên hoặc chậm sang tên sổ đỏ sẽ bị xử phạt hành chính, được quy định cụ thể trong Nghị định số 91/2019/NĐ-CP như sau:
Tại khu vực nông thôn: Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng. Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng.
Tại khu vực đô thị: Mức xử phạt cao gấp 2 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định với khu vực nông thôn.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu đối tượng vi phạm là tổ chức thì mức phạt tăng gấp 2 lần so với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).
Quy định mới về hành vi bỏ hoang đất
Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 91/2019/NĐ-CP là bỏ hoang đất sẽ bị phạt tiền. "Bỏ hoang đất" tức là hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
Cụ thể, mức phạt cho cá nhân khi có hành vi bỏ hoang đất như sau:
Diện tích đất bỏ hoang |
Mức phạt |
Dưới 0,5 héc ta |
500.000 đồng - 01 triệu đồng |
Từ 0,5 đến dưới 3 héc ta |
01 - 03 triệu đồng |
Từ 3 đến dưới 10 héc ta |
03 - 05 triệu đồng |
Từ 10 héc ta trở lên |
từ 05 - 10 triệu đồng |
Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm (tối đa là 20 triệu đồng - theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Lưu ý, việc bỏ hoang đất quá thời hạn cho phép sẽ không bị xử phạt hành chính nếu do 3 nguyên nhân bất khả kháng sau đây:
- Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường
- Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh
- Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh
Nếu nằm ngoài 3 trường hợp này, người sử dụng đất cần lưu ý thời gian không sử dụng đất liên tục của mình, nhất là đối với hộ gia đình, cá nhân đi làm xa tại các khu công nghiệp, thành phố; trường hợp không thể canh tác nên cho thuê, cho thuê lại hoặc cho người khác “mượn” để tránh bỏ hoang đất.
Nguồn: batdongsan.com.vn