Sau khi được tỉnh đầu tư nâng cấp hạ tầng thành phố Tuy Hòa như xây dựng cầu cồng, các khu đô thị ven biển, quảng trường 2/4, tuyến đường công viên ven biển…
TP Tuy Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: NGỌC THẮNG
Những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản đã có sự chuyển động và bắt đầu có động thái rót vốn đầu tư vào Phú Yên, một địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Trong đó, nhiều chuyên gia đánh giá Phú Yên sẽ là một "điểm sáng" mới sở hữu nhiều tiềm năng phát triển vượt trội về thương mại - du lịch - bất động sản nghỉ dưỡng. Phú Yên có lợi thế để phát triển các dự án BĐS du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Ghềnh Đá Dĩa, Mũi Điện, Bãi Súng, Bãi Xếp, vịnh Vũng Rô... Chính vì thế, không ít các đại gia địa ốc bắt đầu có động thái đổ vào Phú Yên để đầu tư. Gần đây, nhiều tên tuổi lớn trong làng bất động sản đã có động thái rót vốn đầu tư vào nơi đây như Vinaconex, Tập đoàn Lã Vọng, Tập đoàn Thành Thành Công, Đất Xanh Miền Trung,...
Xem thêm: Phú Yên sẽ đuổi kịp Quy Nhơn, Nha Trang trên đường đua bất động sản?
Thi công dự án Nút giao thông khác mức đường số 2 Khu đô thị Nam Tuy Hòa - đường Nguyễn Văn Linh. Ảnh: VÂN NGUYÊN
Chính vì thế mà gần đây sự “lên xuống liên tục”, có lúc cao chót vót của giá đất qua các phiên đấu giá, thị trường bất động sản ven thành phố Tuy Hòa, ven các cụm công nghiệp của Phú Yên như Đông Hòa, Sông cầu, Tuy Hòa… cũng đang nóng lên từng ngày. Nhiều người dân sinh sống tại đây bảo rằng: chưa bao giờ đất làng lại lên ngôi, có giá cao như hiện nay dù giá trị thực của nó không thay đổi là mấy.
Vào các trang mạng “Mua bán bất động sản Phú Yên” hay “Nhà đất Tuy Hòa Phú Yên”, “bán đất nền ven Tuy Hòa”, “nhà đất phú yên”, “đất nền phú yên”…, thấy đất trong làng, ngoài xóm được rao bán khá sôi động.
Điểm qua, đất tại thôn Phú Lương, xã An Phú, Tp Tuy Hòa, Lô dất nằm sâu trong hẻm được rao bán với giá gần 1 tỷ đồng/lô hơn 150 mét vuông. Hỏi sao đắt vậy bởi khu này đồng không mông quạnh, chưa thấy tiềm năng gì thì được quảng cáo, đất nơi đây đang sốt, nhiều nhà đầu tư đang phân lô rao bán đất nền nên đầu tư là có lãi (?).
Xem chi tiết: Cần bán lô đất 5m x 35m, thôn Phú lương, xã An Phú, tp Tuy Hoà
Ở một vị trí khác, ví dụ lô đất đường trước nhà 3 mét ô tô vào khó quay đầu ở phường Phú Lâm, tp. Tuy Hòa, Phú Yên giá 980 triệu đồng/lô 98m2… cũng tầm tiền ấy cho các ô được phân nhỏ như đất thành thị: mặt tiền 4 đến 5 m, sâu 16, 17 m.
Xem thêm: Cần bán lô đất 98m2, hẻm 3m phường Phú Lâm, tp. Tuy Hòa, Phú Yên
Hoặc đất hot nhất ở Tp tuy Hòa là phường 9. Tiêu biểu 1 lô đất mặt tiền ở đường mậu thân diện tích 100 mét vuông giá 2 tỷ 4.
3 năm trước người thân của tôi cắt lô đất đang ở mặt tiền ở Hòa Hiệp Nam, Đông Hòa gần các khu công nghiệp, diện tích 5x20 với giá 300 triệu. 1 năm sau nó đã lên 700 và hiện tại gần 1 tỷ. Lô còn lại bề ngang 9 mét, chiều sâu hơn 50 mét có người hỏi 2,5 tỷ nhưng gia đình chưa bán.
Cơ bản các ô đất làng kiểu như trên đều do các nhân viên môi giới bất động sản rao bán, giới thiệu. Và thường họ mua cả lô đất của người dân khoảng vài trăm mét vuông, sau phân lô chia nhỏ, tạo đường bê tông vào cho các ô ở phía sau và bán với giá đất nền thổ cư. Mua cả lô thì giá rẻ hơn; còn khách hàng mua lẻ từng lô thì giá cao.
Ảnh minh họa.
Thêm một điểm chung nữa là nếu có khách hỏi mua, hôm trước hôm sau là phía nhân viên môi giới đều chụp ảnh báo hết lô A, lô B; duy chỉ còn 1, 2 lô để khách sốt ruột, thấy không mua, chậm chân xem như mất cơ hội. Đặc biệt, các lô đất làng đều được tô vẽ thêm sẽ gần khu, cụm công nghiệp này, dự án kia để tăng phần hấp dẫn. Nhưng thực tế đó nó không gần như quảng cáo.
Thực tế có sôi động đến như vậy và ai là người mua các lô đất làng diện tích nhỏ để ở? Hỏi chuyện lãnh đạo các xã sắp tới được quy hoạch, đa phần đều trả lời, 90% do các “cò” đất mua đi bán lại, giao dịch qua tay nhiều sàn bất động sản. Tất cả đều được “thổi” với sự sinh lời chóng mặt, có người mua chỉ vài tháng sau sang tên đã lãi cả vài trăm, thậm chí cả tiền tỷ cho một khoảnh đất thôn xóm. Trong khi nhu cầu về đất ở của người làng thì gần như không có, bởi đất nhà ai cũng rộng, không ai đi mua vài chục mét vuông với giá tiền tỷ để làm gì.
Có quá nhiều rủi ro khi đầu tư vào các lô đất nhỏ, ven khu công nghiệp, đất làng nơi xa khu dân cư. Chưa kể nhiều lô còn có vấn đề về giấy tờ, diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm lớn gấp nhiều lần so với đất thổ cư, pháp lý chưa minh bạch trong việc sang tên đổi chủ…
Khi dịch bệnh xảy ra, kinh doanh khó khăn, không ít người đi buôn đất, đầu tư lướt sóng với các lô đất làng khuôn khuôn tiền kiểu này.Vậy nên, về cơ bản, chỉ có người mua đầu cơ chứ ít người mua để sử dụng. Và như vậy, đất làng cứ sốt xình xịch, trao tay từ người này qua người kia, từ sàn nọ sang sàn kia hoặc om ở đó mà chưa biết có ngày tìm được người có nhu cầu thật sự.
Đúng là đất làng có giá nhưng hiện đang là giá trên giời, trên giấy tờ mà thôi.